Phân biệt 7 phương pháp thiền phổ biến nhất hiện nay
Phân biệt 7 phương pháp thiền phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay khi khoa học chứng minh thiền có tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe và tinh thần con người thì thiền không còn chỉ dành cho các nhà sư, những bậc tu hành nữa mà các phương pháp thiền đã trở nên gần gũi trong cuộc sống hiện đại mà bất cứ ai cũng có thể thực hành.
Hãy cùng tìm hiểu 7 phương pháp thiền phổ biến nhất hiện nay đang được nhiều người thực hành trong cuộc sống đời thường hằng ngày.
1. Phương pháp Thiền hơi thở
Thiền hơi thở là một trong các pháp thiền giản dị, hiệu quả cho người mới bắt đầu thiền và được sử dụng trong rất nhiều trường phái Thiền. Mỗi lần chỉ cần 20 phút, ngày hai lần nhưng ít nhất là 10 phút mỗi lần. Đây là phương pháp thiền mà bạn sẽ tập trung để điều hòa hơi thở. Người tập sẽ thở thật sâu và chậm rãi, vừa tập trung thở vừa đếm từng lần để tâm tĩnh lại.
Lúc này, tâm dõi theo hởi thở. Bắt đầu hít sâu vào bằng mũi, thở ra bằng miệng ba lần. Sau đó, hít vào bằng mũi, thở ra cũng bằng vui đếm 1. Tiếp tục thở và đếm 2,3 đến 10. Rồi đếm lại. Không nến đếm dưới 5 và quá hơn 10 vì khó tập trung. Luôn luôn để tâm dõi theo hởi thở đừng để nó nghĩ những chuyện khác. Nếu trường hợp tâm chạy tán loạn thì nhẹ nhàng hướng tâm trở lại về hơi thở. Phương pháp này giúp người tập nhanh chóng đạt được trạng thái tĩnh tâm, giảm lo lắng, cải thiện sự tập trung và cân bằng cảm xúc.
2. Thiền tâm từ (thiền Metta)
Phương pháp này tập trung kết nối đến những cảm xúc yêu thương, quan tâm bạn dành cho ai đó hoặc điều gì đó. Người tập sẽ vừa thở sâu, vừa mở rộng tâm trí để đón nhận tình yêu thương và lòng nhân từ. Sau đó, họ sẽ gửi những thông điệp đầy quan tâm, chu đáo đó đến vũ trụ, đến những người đặc biệt, và đặc biệt là đến những người họ yêu quý.
Thiền Metta thích hợp cho những người hay giận dữ, bực bội, hay gặp mâu thuẫn nội tại. Thực hành kiểu thiền này sẽ giúp người tập tăng cường cảm xúc tích cực, giúp giảm stress, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
3 .Thiền quét cơ thể
Đây là kỹ thuật thiền khuyến khích người tập thả lỏng từng bộ phận mỏi mệt cơ thể, từ chân lên đầu. Thông thường, người tập sẽ mô phỏng chuyển động của sóng, đung đưa cạnh cơ thể để giảm căng cơ.
Phương pháp này rất thích hợp với những người bị đau nhức mãn tính, hay bị mất ngủ. Nó giúp bạn tăng cường cảm giác bình tĩnh và thư giãn. Các bước trong thiền quét cơ thể đều rất chậm rãi, giúp từ từ thả lỏng cơ thể, nên mọi người thường tập trước khi đi ngủ.
4.Thiền chánh niệm
Chánh niệm đang là phương pháp thiền được ưa chuộng nhất hiện nay. Người tập sẽ vận dụng cả 5 giác quan để cảm nhận thế giới xung quanh. Chánh niệm tập trung vào sự nhận thức hiện tại, giúp bạn chú tâm vào những suy nghĩ, cảm xúc, thói quen,... mà mình đang có, từ đó trở nên bình tĩnh, thấu hiểu hơn. Đặc biệt, bạn có thể thực hành phương pháp này mọi lúc, mọi nơi (đi làm, đi siêu thị, đang ăn,...) mà không cần chuẩn bị.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chánh niệm có thể giúp giảm thiểu các suy nghĩ tiêu cực, cải thiện sự tập trung, tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng cho thấy nó có thể giúp làm giảm huyết áp.
5. Phương pháp Thiền quán tưởng
Đây là 1 phương pháp có nhiều khái niệm thường được nhắc đến trong Phật giáo.
Thực hành phương pháp thiền này, người tập sẽ hình dung một hình ảnh xuất hiện trong tâm trí, có thể tưởng tượng ra một hồ nước trong xanh, một khu rừng với những âm thanh trong trẻo, một bờ biển rộng trải dài … Điều này giúp cho người tập tách biệt với những hoạt động không mong muốn về mặt tinh thần và mang lại cảm giác bình yên.
Ở cấp độ trang nghiêm hơn, chúng ta có thể tham khảo phương pháp thiền quán tưởng truyền thống Tây Tạng đó là hình dung một vị thần mandala để cho thiền giả giác ngộ được các phẩm chất như sự từ bi và trí tuệ. Do sự phức tạp của loại thực hành tâm linh này, điều cần thiết là phải nhận được hướng dẫn từ một người thầy có kinh nghiệm kèm theo sự cam kết của thiền sinh về việc thực hành đúng theo hướng dẫn từ người thầy.
Một số người nghĩ thiền quán tưởng là một hình thức chạy trốn khỏi thế giới này, vì chúng ta tưởng tượng một cái gì đó không thực sự ở đó. Nhưng nếu chúng ta dừng lại để suy nghĩ về nó, chúng ta nhận ra rằng phần lớn những gì diễn ra trong tâm trí của chúng ta suốt cả ngày liên quan đến việc làm sống lại những ký ức về quá khứ hoặc tập trung vào những hy vọng và nỗi sợ hãi cho tương lai – và những điều này cũng không thực sự ở đó! Tưởng tượng là một kỹ thuật sử dụng khía cạnh sáng tạo mạnh mẽ này của tâm trí để chuyển đổi con người một cách tích cực.
6. Phương pháp Thiền chú
Nhiều con đường tâm linh, từ tôn giáo phương Tây đến Phương Đông (Phật giáo và Ấn Độ giáo) khuyên bạn nên tụng kinh và thiền định thần chú. Trong khi tụng kinh, tâm trí nên tập trung vào âm thanh của từ và giai điệu. Trong thiền định thần chú, một âm thanh, từ hoặc cụm từ lặp đi lặp lại được sử dụng để giải tỏa tâm trí và cho phép sức mạnh tâm linh của chúng ta bộc lộ. Thần chú đôi khi đi kèm với một giai điệu. Âm “Om” là một âm thanh phổ biến được sử dụng trong thiền thần chú.
Những người thích thiền tụng kinh thường khám phá ra rằng việc thực hành của họ giúp có được sự bình an trong tâm trí. Là một hình thức thực hành tâm linh nên nó thúc đẩy nhận thức sâu sắc hơn và kết nối mạnh mẽ hơn với các phẩm chất tốt đẹp của con người như lòng trắc ẩn và sự tự tin. Như với bất kỳ việc thực hành tâm linh, điều quan trọng là tìm một người thầy có kinh nghiệm.
7.Thiền Vẽ Nâng Cao Sự Tập Trung Tinh Thần
Thiền vẽ là gì? lần đầu tiên biết đến khái niệm “Phát Triển Bản Thân”. Tôi đã liên tục học hỏi và thực hành theo với sự tin tưởng mạnh mẽ rằng Thế Giới Bên Trong Thay Đổi, Thế Giới Bên Ngoài Sẽ Thay Đổi Theo. tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều hơn về những bí mật này Thiền Vẽ . Cảm nhận riêng Thiền la hành tập tĩnh lặng của Tâm thiền vẽ Tập trung và hơi thở .quan sát hơi thở của mình qua đó buông bỏ hết các suy nghĩ tạp niệm .tập trung truyền năng lượng qua các đầu ngón tay gom sự chú ý vào nét vẽ .qua đó chúng ta thực sự thưởng thức được niềm vui của hiện tại .tâm thức sáng trong cuộc sống có thay đổi tích cực Thiền vẽ có tác dụng gì? Tự tin về khả năng sáng tạo của chính mình Cảm thấy tích cực trong suy nghĩ và cảm xúc Cảm thấy kết nối với trái tim và con người thật của mình Cảm thấy được hàn gắn khỏi các nỗi đau cảm xúc và khủng hoảng cá nhân Ý thức được tâm trí và biết cách thiền qua quá trình sáng tạo nghệ thuật Có cảm hứng để sử dụng nghệ thuật và thiền trong cuộc sống Cảm nhận sự thư thái, hạnh phúc, và cân bằng Cân bằng cảm xúc- Quy luật thành công Cách Thiền Vẽ đạt hiệu quả cao? -Có sẵn giấy viết -không gian riêng -Tính kiên trì
Tới đây bạn có thể nhận ra rằng, dù có nhiều phương pháp thiền nhưng tất cả đều có một điểm chung duy nhất đó là hướng tâm trí chúng ta tập trung vào một đối tượng tại thời điểm hiện tại, để từ đó tâm ta dần tĩnh lại và không bị chạy theo suy nghĩ miên man. Mỗi người sẽ phù hợp với một phương pháp thiền khác nhau.
Chúc bạn sớm tìm được phương pháp thực hành thiền phù hợp với mình!